Văn hóa Hoa_nương

Địa danh

Thời Lê trung hưng, các phường Bích Câu và Quảng An nức danh chốn kinh kỳ vì là tụ điểm ăn chơi có đông gái đĩ với đủ ngón hảo hạng. Sang thời Nguyễn, do thành quách đã điêu tàn và thần kinh chuyển đàng Huế, nên phường đĩ dạt dần xuống xóm Khâm Thiên, thói xa hoa cũng nhiều phần bạc hơn trước.

Tục ngữ

  • Gái đĩ già mồm.
  • Thằng Ngô con Đĩ.
  • Dạy Đĩ vén xống; Dạy ông Cống vào tràng; Dạy bà Lang bốc thuốc.
  • Vừa khôn mà lại vừa ngoan; Đã vừa làm đĩ lại toan cáo làng.
  • Chưa đi anh đã vội về; Đã đi đừng vội, vội về đừng đi.
  • Chưa đi anh đã vội về; Hay là xuân giục, vội về với xuân?
  • Đùng đùng ngựa chạy qua truông; Mảng mê con đĩ buông tuồng bỏ em.
  • Đĩ dại làm hại thằng tù; Nó cho miếng bánh, nó cù cả đêm.
  • Chết thời làm kiếp mẹ ranh; Sống thời đánh đĩ thập thành tứ phương.

Văn chương

Trung Hoa
  • Đường · Lý Hạ, Thân hồ tử tất lật ca : "Sóc khách đại hỉ, kình tràng khởi lập, mệnh hoa nương xuất mạc, bồi hồi bái khách" (朔客大喜,擎觴起立,命花娘出幕,裴回拜客).
  • Tống · Mai Nghiêu Thần, Hoa nương ca : "Hoa nương thập nhị năng ca vũ, tịch thậm thanh danh cư nhạc phủ" (花娘十二能歌舞,籍甚聲名居樂府).
  • Minh · Đào Tông Nghi, Chuyết canh lục · Phụ nữ viết nương : "Nhi thế vị ổn bà viết lão nương, nữ vu viết sư nương, đô hạ cập Giang Nam vị nam hích diệc viết sư nương, xướng phụ viết hoa nương" (而世謂穩婆曰老娘,女巫曰師娘,都下及江南謂男覡亦曰師娘,娼婦曰花娘).
An Nam
Phần Hoa giới[6] trong thi phẩm
Thập giới cô hồn quốc ngữ văn (十戒孤魂國語文)
được cho là của tác giả Lê Thánh Tông
Trích thi phẩm
Văn tế thập loại chúng sinh (文祭十類眾生)
của tác giả Nguyễn Du
Biếng việc nữ công,
Muốn bề nhan sắc.
Giồi giẽ mi quang mặt phấn,
Sắm lo bên lục má hồng.
Răng đen cười hé nguyệt nga, lác ngờ hột đỗ,
Trán rộng vạch ngang vân trận, mẽ tựa hoa mai.
Nụ vàng giắt pha ngữ hạt trai,
Quạt ngọc điểm đồi mồi xương vích,
Biếc búp rong, tía rọc ráy, yếm chéo cánh, cạnh thêu,
Lục cổ vẹt, đỏ tiết dê, xống giang chân, thắt đáy,
Tiếng thót ẻo à ẽo ợt,
Nết làm chuộng quý chuộng thanh.
Say mây mưa bàn tán mấy cơn, đón nhân tình bằng mèo thấy mỡ,
Đắm trăng gió lân la đòi đoạn, mệt thế sự tựa kiến sa dầu.
Chốc mòng quán Sở lầu Tần,
Chấp chới ả Diêu nàng Ngụy.
Quấn quýt sự anh sự ả.
Dập dìu tin bướm tin ong.
Làm bạn gửi, lấy chồng quyền, xụt xịt rằng tôi thương tôi thảm,
Đưa người lâu, rước khách mới, bẻo lẻo chào anh ngược anh xuôi.
Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp,
Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa,
Ngẩn ngơ khi trở về già,
Đâu chồng con tá biết là cậy ai ?
Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,
Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu ?












Đầu thế kỷ XX, trên văn đàn Việt Nam từng diễn ra cuộc tranh cãi gay gắt về giá trị của Truyện Kiều. Phái tôn sùng Kiều, đứng đầu là ông Phạm Quỳnh, hết mức ngợi ca rằng Kiều "vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc", để người Việt có thể "ngạo nghễ với non sông mà tự phụ với người đời rằng : Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn...". Phẫn nộ trước giọng điệu này, Ngô Đức Kế phản bác : "Truyện Thanh Tâm tài nhân là tiểu thuyết hèn mạt bên Tàu, mà nay nước Việt Nam tôn phụng làm chính kinh chính sử, thiệt là rước lấy một cái đại sỉ nhục". Huỳnh Thúc Kháng thì thẳng thừng mạt sát "con đĩ Kiều kia có giá trị gì", "hiện xã hội ta ngày nay mà diễn ra những tuồng thương phong bại tục kia, cái giống độc con đĩ Kiều, gieo vào trong cõi tư tưởng không phải là ít". Rõ ràng, cả hai giọng điệu trên đều cực đoan. Việc gán ghép Kiều với tệ trạng đồi phong bại tục đầu thế kỷ là khiên cưỡng, cũng hệt như việc gán Kiều với sự tồn vong của tiếng Việt, nước Việt.
Cuộc tranh cãi kể trên đã diễn ra hơn 80 năm. Ngày nay, theo lựa chọn của nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa thì quan điểm của Phạm Quỳnh đã trở thành tư tưởng chính thống, chủ đạo. Từ nhà nghiên cứu cho chí giáo viên, học sinh, tất cả đều có chung một giọng điệu, một nếp nghĩ tôn sùng Kiều, coi Kiều là quốc hồn, quốc túy. Nhắc đến Kiều, mấy chục năm nay, ai cũng có chung một niềm thương xót, đau đớn. Và gần đây, vì một cái bìa sách có hình vẽ chấm phá nàng Kiều khỏa thân được một danh họa Việt Nam vẽ từ năm 1942, người ta cũng đỏ mặt tía tai, viện đủ cớ để lên án kịch liệt. Mỗi họa sĩ có quyền tưởng tượng để vẽ ra một cô Kiều cho riêng mình. Tranh vẽ Kiều khỏa thân, xưa nay không chỉ có một vài bức. Nhà sách nghiễm nhiên cũng có quyền lựa chọn tranh minh họa theo ý mình. Thậm chí, sau này, mỗi người đều có quyền phán xét Truyện Kiều, cũng như phán xét lịch sử - văn hóa nước mình. Vậy nên, xin đừng đem ý thức tập thể nhất thời ra làm vũ khí tấn công những người khác biệt.
Học văn không phải để nhằm tôn vinh, đẩy tác phẩm Việt Nam lên tầm thế giới, vũ trụ. Cũng như học sử, không phải để nhằm yêu nước, tự tôn dân tộc. Học gì cũng phải gắn nó với thực tế. Lý giải được quá khứ, hiện tại, để biết bản thân mình phải có trách nhiệm gì, phải làm gì cho hiện tại và tương lai. Học Kiều xong, chỉ biết thương Kiều trên sách vở, rồi một mực thần thánh hóa, thi vị hóa cô Kiều mà không biết đau, biết nhục khi biết bao cô gái Việt Nam phải kéo nhau ra nước ngoài làm đĩ, để có chung số phận với cô Kiều bên Tàu ; thế thì học và dạy như thế là vô nghĩa. Còn những kẻ động một chút lại giương bốn chữ "thuần phong mỹ tục" ra làm lệnh bài, dọa nạt người khác thì thực sự khả ố, đáng bị lên án. "Thuần phong mỹ tục" suy cho cùng chỉ là vỏ ngôn ngữ chuyển tải ý thức hệ Nho giáo của các ông hoàng bà chúa, là tầng lớp cai trị bên trên mà thôi. Văn hóa dân gian Việt Nam cũng như văn hóa dân gian nhiều nước khác, bao gồm cả Trung Quốc, vẫn có xu hướng coi trọng tính phồn thực ; các hành vi tính dục cũng tương đối tự do, như chính tác giả "Sơn cư tạp thuật" cuối thế kỷ XVIII ở ta từng ghi nhận : "Tục nước ta đối với việc phòng thân của đàn bà rất là sơ lược, đã hở người lộ mặt, lại còn cùng con trai chung đường chung giếng, giẫm cỏ xem chèo, lại còn cùng con trai kề vai chạm lưng, đến khi có người mai mối thì phần nhiều đã mất trinh rồi". Vậy nên, chốt lại là, xin hãy tôn trọng mọi sự khác biệt !
— Vân Trai Trần Quang Đức, Không chỉ là bìa sách, Hà Nội, 19 tháng 11 năm 2015